About Me

Những tính năng mạnh mẽ trong Free Commander - P02

Bạn muốn đổi tên hàng loạt tập tin trong một thư mục, thay đổi thuộc tính tập tin, hay sử dụng tính năng tìm kiếm nổi bật, Free Commander sẽ giúp bạn!

Đổi tên file hàng loạt – Multi Rename (Ctrl + M)
Một chức năng rất hay trong Free Commander là bạn có thể đổi tên hàng loạt các tập tin. Bạn hãy chọn tên các tập tin cần đổi, rồi chọn menu File -Multi Rename. Ở mục File name, bạn có thể nhập vào phần chung của tên mới, cho các tập tin của bạn tại đây, ví dụ như echip. Để tạo sự khác biệt giữa các cái tên, bạn bấm vào dấu mũi tên màu xanh ở cạnh mục File name để chọn thêm các tùy chọn khác. Thường dùng nhất là bạn thêm bộ đếm tăng dần với mục Counter, có nút lệnh là [c], và bạn có chuỗi tên mới sẽ là echip[c].

Hãy chú ý quan sát khu vực New Name, vì nó hiển thị để bạn xem trước các tên mới sẽ được chương trình thay đổi theo các chọn lựa vừa rồi của bạn.

Để thay đổi các thiết lập về bộ đếm, bạn hãy nhìn sang bên phải khungCounter. Mục đầu tiên là Start at, nghĩa là bạn muốn số thứ tự bắt đầu bằng số mấy thì nhập vào đây. Ví dụ nếu bạn chọn ở đây là 4 thì tập tin đầu tiên sẽ có dạng echip004 và tiếp tục tăng dần cho đến hết
Kế tiếp là mục Step by, cho biết khoảng cách cho việc đánh số thứ tự giữa mỗi tên tập tin. Ví dụ, ở đây bạn nhập vào 3, tập tin đầu tiên có dạngechip001 thì số thứ tự của tập tin kế tiếp sẽ được cộng thêm 3 đơn vị, nghĩa là tập tin thứ hai sẽ là echip004, tập tin thứ ba sẽ là echip007
Cuối cùng là mục Number of digitsbạn nhập số lượng ký số sẽ dùng cho phần số thứ tự. Ví dụ như nếu bạn chọn ở đây là 3 thì phần số thứ tự sẽ có dạng 001, 002 , 003...

Ngoài việc thay đổi tên, bạn còn có thể thay đổi cả phần mở rộng của tập tin. Ở mục File extensions, bạn nhập vào phần mở rộng mới.

Ngoài ra, ở mục Case, bạn còn có rất nhiều tùy biến tên tập tin và phần mở rộng như đổi sang dạng chữ thường (All lowercase), chữ hoa (All uppercase), …cùng với rất nhiều định dạng khác.

Cuối cùng, để thuận tiện cho việc thay đổi sau này, bạn có thể lưu các thiếp lập này lại. Ở mục Profile, bạn nhấn vào biểu tượng (Save as new profile). Ở mục Profilename, bạn đặt tên cho thiết lập của mình, ví dụ echip, và nhấnOK để lưu.

Còn khi đã hiệu chỉnh xong toàn bộ, bạn có thể nhấn nút Rename để bắt đầu đổi tiến trình đổi tên hàng loạt này.
Thay đổi thuộc tính của tập tin hay thư mục (Shift + Enter)
Đầu tiên bạn chọn thư mục hoặc file mà bạn muốn thay đổi thuộc tính. Tiếp theo bạn vào menu File, chọn Attributes/Timestamp (hoặc nhấn Shift + Enter). Để thay đổi thuộc tính cho thư mục hoặc tập tin, bạn đánh dấu chọn vào ô Set Attributes. Thuộc tính Archive đánh dấu một tập tin đã được lưu trữ hay chưa, thường chỉ để dùng trong các chương trình sao lưu tập tin. Kế tiếp là thuộc tính Hidden, dùng để ẩn các tập tin hoặc thư mục. Read-Only là một thuộc tính quan trọng, vì nó ngăn người dùng vô ý xóa, di chuyển hoặc thay đổi nội dung của tập tin hay thư mục đó, tuy nhiên, các thao tác như đổi tên hoặc đọc nội dung thì vẫn được phép thực hiện. Cuối cùng là thuộc tínhSystem dành cho các tập tin quan trọng trong hệ thống. Thuộc tính này bao gồm hai thuộc tính ẩn (Hidden) và chỉ đọc (Read Only). Một số thuộc tính còn lại chỉ xuất hiện khi bạn dùng định dạng tập tin NTFS.

Ở phần bên dưới là mục Set timestamp dùng để thiết lập thời gian cho tập tin hay thư mục bao gồm hai phần chính là thời điểm tạo ra tập tin (Created) và thời điểm chỉnh sửa sau cùng (Modified). Đây cũng là điểm nổi bật của FreeCommander, vì bạn không thể thay đổi các tham số thời gian này bằng Windows Explorer được.

Tính năng tìm kiếm nổi bật (Alt + F7)
Mặc dù trong Windows cũng có chức năng Search, nhưng một khi bạn đã sử dụng tính năng tìm kiếm của Free Commander, bạn sẽ không còn muốn quay lại chức năng tìm kiếm của Windows 7 nữa. Để tìm kiếm tập tin hoặc thư mục, bạn vào menu File, chọn Search (hoặc nhấn Alt + F7).

Ở khung File name, bạn nhập vào tên tập tin cần tìm kiếm. Nếu không nhớ tên file, bạn có thể dùng các ký tự đại diện như ? hay *, ví dụ như *.doc. Bạn có thể nhập vào để tìm kiếm nhiều loại tập tin cùng lúc, ngăn cách nhau bởi dấu chấm phẩy (;), ví dụ như *.doc;*.pdf. Muốn tìm kiếm tập tin theo nội dung bên trong của chúng, bạn nhập thêm phần văn bản vào mục Containing text . Đánh dấu thêm mục Case insensitive nếu bạn cần tìm văn bản đúng dạng chữ hoa chữ thường.

Tiếp theo là khung Search in xác định các ổ đĩa và thư mục mà bạn muốn tìm, ghi cách nhau các dấu chấm phẩy. Bên cạnh đó, Free Commander còn thực hiện việc tìm kiếm nội dung bên trong các file nén dạng ZIP, CAB hayRAR, hay trong các thư mục con (Subfolder).

Ngoài ra, để cho khả năng tìm kiếm được chính xác và nhanh chóng, bạn có thể thêm các thông số như ngày tháng tạo lập tập tin, kích cở hoặc các thuộc tính của tập tin ở hai thẻ Date và Attrb/Size.
SA MÔN – TIỂU PHƯƠNG

Bình luận

Mới hơn Cũ hơn

Ads